TPO – Cao nguyên sa mạc này có nhiệt độ mặt đất nóng nhất hành tinh. Các phép đo vệ tinh được thực hiện từ năm 2003-2009 cho thấy nhiệt độ tối đa là 70,7 độ C.

Đang xem: Nơi có nhiệt độ bề mặt nóng nhất trên trái đất

*

icon

Sa mạc Syria

icon

Dasht-e Loot, Iran

icon

Thung lũng Chết, California, Mỹ

Câu trả lời đúng là đáp án B: Cao nguyên sa mạc này có nhiệt độ mặt đất nóng nhất hành tinh. Các phép đo vệ tinh được thực hiện từ năm 2003-2009 cho thấy nhiệt độ tối đa là 70,7 độ C. Bởi vậy, không cần phải nói, khu vực này không có người ở. Dasht-e Loot là một hoang mạc muối lớn nằm tại các tỉnh Kerman, Sistan và Baluchistan, Iran. Nó là một trong số 25 hoang mạc lớn nhất thế giới. Nhiệt độ bề mặt cát của nó đo được nhiệt độ 70 °C khiến nó trở thành một trong những nơi nóng và khô cằn nhất thế giới. Ngày 17/7/ 2016, hoang mạc này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới như là một trong số những ví dụ ngoạn mục nhất của đường lằn sóng lớn, các cột đá sa mạc, cồn cát và đại diện cho một quá trình địa chất đặc biệt đang diễn ra.

*

2. Các nhà khoa học đã gọi sa mạc nào sau đây là “Vùng đất chết”?

icon

Sa mạc Syria

icon

Sa mạc Sahara

icon

Sa mạc Kalahari

Câu trả lời đúng là đáp án A: Sa mạc Syria có địa hình đặc trưng kết hợp giữa thảo nguyên và sa mạc, bao gồm 500.000 km2 của khu vực Trung Đông. Các nhà khoa học đã gọi sa mạc này là “vùng đất chết”. Nơi đây còn có ngọn núi lửa lớn nhất vùng Trung Đông – núi lửa Es Safa gần Damascus. Trong khu vực sa mạc có các lỗ thoát dung nham hoạt động cách đây 12.000 năm đang có dấu hiệu hoạt động trở lại. Điều đó càng khiến cho sa mạc Syria trở thành mảnh đất chết chóc không dành cho con người sinh sống.

Xem thêm:

*

3. Hang động nào sau đây nóng nhất thế giới?

icon

Động Waitomo Glowworm (New Zealand)

icon

Động Eisriesenwelt Ice (Áo)

icon

Hang pha lê (Mexico)

Câu trả lời đúng là đáp án C: Hang Pha lê – Naica – nằm sâu bên trong ngọn núi Naica và nằm sâu cách mặt đất 290m, được một thợ mỏ bạc Naica ở thành phố Chihuahua phát hiện vào năm 1974. Nhưng phải đến năm 2000, khi hai anh em Juan và Pedro Sanchez tiến hành khoan một đường hầm dẫn tới hang thì những cảnh tượng thú vị thực sự mới được mở ra. Hang Pha lê thực sự là một vương quốc của những cột pha lê khổng lồ mọc ra tua tủa từ các vách đá và đáy hang. Các cơn địa chấn xảy ra cách đây khoảng 26 triệu năm đã tạo nên ngọn núi Naica, bao phủ lên nó một lớp thạch cao khan rất dày. Khi magma nguội đi, nhiệt độ hạ xuống, lớp thạch cao bắt đầu phân hủy, hòa vào nguồn nước muối sulfat và canxi. Qua hàng triệu năm, hỗn hợp đó trở thành lớp trầm tích lắng lại trong các động và tạo thành những khối pha lê khổng lồ như ngày nay. Có khoảng 170 khối tinh thể pha lê trong suốt khổng lồ trong hang động. Các khối dài nhất có thể đạt chiều dài hơn 10m. Một số khối ước nặng tới 55 tấn. Các nhà nghiên cứu tin rằng các khối pha lê lớn nhất hang đã được tích tụ từ hơn 500.000 năm trước. Và pha lê trong hang có khả năng đạt kích cỡ khổng lồ như vậy là nhờ sự kết hợp của nhiều điều kiện tự nhiên trong vòng 10.000 năm qua. Tuy nhiên, nhiệt độ trong hang thường lên tới gần 58 độ C, với độ ẩm cao khoảng 90-99%. Không khí ở đây có chứa axit và không có ánh sáng tự nhiên… là điều kiện quá khắc nghiệt với con người.

*

*

Xem thêm:

icon

Sa mạc Gobi

icon

Sa mạc Sahara

icon

Sa mạc Kalahari

Câu trả lời đúng là đáp án B: Sa mạc Sahara có nhiệt độ trung bình khoảng 29 độ C, khi nóng nhất lên đến trên 49 độ C, sa mạc Sahara ở châu Phi chính là vùng hoang mạc nóng nhất Trái Đất Sahara là hoang mạc lớn thứ 3 trên trái đất (sau châu Nam Cực và vùng Bắc Cực), với diện tích hơn 9 triệu km2 và có tuổi đời 2,5 triệu năm. Sahara còn sở hữu những cồn cát lớn nhất thế giới. Một số có thể cao gần 183 m. Khí hậu ở sa mạc này cũng đã trải qua nhiều biến đổi to lớn giữa độ ẩm và khô trong vài trăm nghìn năm qua. Nhiệt độ trung bình ở Sahara là 29 độ C, nhưng cũng có thể đạt tới 49 độ C trong những tháng nóng nhất năm. Đặc biệt, nhiệt độ kỷ lục tại đây được báo cáo là 57,7 độ C.

icon

Hồ Assal (Djibouti)

icon

Hồ Huron (Mỹ)

icon

Hồ Frying Pan (New Zealand)

Câu trả lời đúng là đáp án C: Frying Pan hay còn gọi là hồ “Chảo chiên” nằm ở Echo Crater thuộc thung lũng Waimangu, New Zealand. Tính tới thời điểm hiện tại, đây là một trong những hồ nước nóng lớn nhất thế giới. Nhiệt độ của nước tại hồ luôn giữ ở mức 50-60 độ C. Hiện chưa có nơi nào giành được danh hiệu Hồ nước nóng nhất hành tinh của nơi này. Hơi nước trong hồ có chứa carbon dioxide và khí hydro sunfua bốc lên tạo thành một lớp khói dày đặc luôn lơ lửng trê mặt hồ. Năm 1886, núi lửa Mount Tarawera ở thung lũng Waimangu có vụ phun trào mạnh mẽ nhất trong lịch sử New Zealand và tạo nên nhiều miệng núi lửa quanh chân nó. Dòng dung nham nóng bỏng của nó lan ra khắp một vùng rộng lớn và xóa đi vĩnh viễn nhiều vùng đất quý giá của New Zealand, trong đó có thềm địa chất Hồng và Trắng – Pink and White Terraces, được coi là kỳ quan thiên nhiên thứ 8 của thế giới. Frying Pan là nơi sinh sống của các loài sinh vật ưa nhiệt và có khả năng phát triển ở nhiệt độ cao. Với nhiệt độ 50-60 độ C, con người khó có thể chịu được nhưng điều đó không có nghĩa con người không thể chinh phục hồ nước này. Vào những năm 1970, Ron Keam – một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Auckland đã sử dụng Maji Moto – một chiếc thuyền gỗ được thiết kế đặc biệt có khả năng thích nghi với nhiệt độ cao và hóa chất có trong hồ để thực hiện một cuộc khảo sát toàn diện hồ Frying Pan.

Related Post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *